Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi được sự cấp phép của Sở Y tế
8:00 - 20:00

Tất cả các ngày trong tuần

HOTLINE

03.56.56.52.52
Home Cẩm nang sức khỏe Cẩm nang mẹ và bé [Tổng hợp] 11 kiến thức chăm sóc bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

[Tổng hợp] 11 kiến thức chăm sóc bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Được làm mẹ là thiên chức cao cả nhất của người của người phụ nữ. Tuy nhiên mang thai là 1 quá trình dài và để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh cũng như đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu thì ít nhất bạn cần phải có đủ kiến thức chăm sóc mẹ bầu cơ bản nhất. Đừng bỏ qua 11 kiến thức chăm sóc bà bầu dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhé.

Chăm sóc bà bầu – chìa khóa bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Trong suốt thời kì mang thai, sức khỏe của mẹ bầu luôn song hành với sức khỏe cúa thai nhi. Chính vì vậy chăm sóc sức khỏe mẹ bầu đúng cách sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn, thai nhi phát triển tốt hơn. Lắng nghe cơ thể và nắm bắt các vấn đề bất thường đang gặp phải là chìa khóa quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Kiến thức chăm sóc bà bầu

11 kiến thức chăm sóc bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ

  1. 1. Dấu hiệu nhận biết có thai sớm

Bạn đang lo lắng không biết mình có thai hay không khi ngày đèn đỏ đột nhiên biến mất? hãy kiểm tra xem mình có các dấu hiệu sau đây không nhé: Buồn nôn, thân nhiệt tăng, căng tức ngực, chóng mặt, thay đổi tâm trạng, nhạy cảm với mùi lạ, trễ kinh nguyệt, đi tiểu nhiều lần,.,,, Đây là những dấu hiệu có thai ở giai đoạn đầu thai kì.

Tuy nhiên không phải ai cũng có những dấu hiệu như thế này. Bạn cần mua que thử thai và đến ngay các địa chỉ y tế chuyên khoa để được kiểm tra chính xác.

  1. 2. Khám thai định kì

Khi xuất hiện những dấu hiệu mang thai sớm, bạn cần đi thăm khám ngay để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi, đồng thời bác sỹ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc thai kì phù hợp.

Bạn cần lựa chọn địa chỉ chuyên khoa uy tín với đội ngũ y bác sỹ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm. Trong quá trình mang thai bạn cũng cần đi khám định kỳ, làm đầy đủ siêu âm, xét nghiệm định kỳ được chỉ định để nắm bắt được tình hình phát triển của thai nhi và sự thay đổi thể chất của mình.

  1. 3. Bổ sung chế độ dinh dưỡng đa dạng

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học đầy đủ nhóm dưỡng chất khi mang thai là điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhỉ và sức khỏe của mẹ bầu. Các mẹ cần bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, trứng, thịt, trái cây và các sản phẩm làm từ sữa bởi những thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Các mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để hạn chế nạp nhiều năng lượng cho cơ thể, trung bình mỗi ngày chỉ nên bổ sung khoảng 300 – 400 calo tùy vào giai đoạn và cân nặng của bạn trước khi mang thai.

Bên cạnh đó, để đảm bảo thai nhi luôn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng thêm những viên uống bổ sung các loại vitamin và khoáng chất. Axit folic và sắt là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất mà bạn cần bổ sung trước khi mang thai để giảm nguy cơ bé bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng hoặc tự ý ngưng sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

  1. 4. Luyện tập thể dục khi mang thai

Luyện tập thể dục khi mang thai là môt trong những cách đơn giản giúp bạn ổn định sức khỏe và duy trì cân nặng. Để đạt hiệu quả cao bà bầu cần tập thể dục 30 phút/ ngày và 4 lần/ tuần.

Bên cạnh đó, một số bài tập thể dục trong thai kì còn giúp bạn giảm bớt khó chịu, thậm chí là giảm đau đớn khi sinh. Một số hoạt động mà mẹ bầu nên thử đó là yoga, bơi lội, đi bộ,… Các mẹ nên hạn chế tập các bài tập thể dục nhịp điệu, động tác nhanh, mạnh hay các môn thể thao có nguy cơ chấn thương bụng để đảm bảo an toàn cho thai nhi nhé.

kiến thức chăm sóc bà bầu1

  1. 5. Nghỉ ngơi đầy đủ

Điều quan trọng cần bổ sung vào kiến thức chăm sóc mẹ bầu đó chính là nghỉ ngơi đầy đủ. Khi mang thai, các mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, cơ thể nặng nhọc khi thai nhi lớn khiến mẹ bầu khó tìm được tư thế ngủ thỏa mái. Tình trạng mất ngủ thường xuyên sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy căng thẳng, stress, tăng huyết áp, tiền sản giật,…

Chính vì vậy bên cạnh việc ngủ đủ giấc bạn cũng nên tìm cách để giảm căng thẳng stress để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất . Nếu thấy lo lắng bạn có thể nói chuyên với bác sỹ hoặc nói chuyện với người thân và bạn bè để giải quyết.

  1. 6. Nói không với các chất kích thích

Nói không với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong suốt thai kì là kiến thức chăm sóc bà bầu mà các mẹ cần lưu ý. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ bầu uống rượu bia có thể làm tăng nguy cơ bé mắc phải hội chứng rượu bào thai (FAS). Việc hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, trẻ sinh ra nhẹ cân, nghiêm trọng hơn còn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

  1. 7. Tránh xa hóa chất

Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, nếu công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ,… thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hữu ích về việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

  1. 8. Lưu ý quan hệ khi mang thai

Quan hệ trong thời gian mang thai thực tế vẫn rất an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, trừ một số trường hợp phải kiêng cữ theo yêu cầu của bác sỹ. Thậm chí nhiều mẹ bầu vẫn có thể “yêu” cho tới ngày cuối cùng khi sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý đến tư thế “yêu” khi mang thai, cần tránh những tư thế tạo áp lực lên bụng của bạn.

  1. 9. Bổ sung nước

Nhiều trường hợp mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón hoặc thiếu ối trong quá trình mang thai. Một trong những nguyên nhân đó có thể là do mẹ bầu uống quá ít nước. Do đó, các mẹ cần chủ động bổ sung đủ nước cho cơ thể nhé, đặc biệt là khi mang thai. Các mẹ có thể bổ sung nước bằng nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây,…

  1. 10. Lưu ý quần áo và giày dép

Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, bạn nên lựa chọn cho minh những bộ quần áo thỏa mái. Bởi vóc dáng và trọng lượng cơ thể của bạn sẽ thay đổi nhanh chóng nên mặc những bộ quần áo quá ôm sát sẽ khiến cho bạn và bé yêu cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, trong thời kì này các hormone thai kỳ sẽ làm các dây chằng ở chân bị lỏng lẻo khiến chân và mắt cá chân dễ bị sưng đau. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được đeo các loại sandal nhiều dây buộc chặt hoặc mang giày cao gót.

  1. 11. Hiểu về thai kỳ

Kiến thức chăm sóc bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kì như thế nào? – Chủ động tìm hiểu về các triệu chứng, biến chứng trong các giai đoạn mang thai sẽ giúp mẹ bầu biết được khi nào cần đến gặp bác sỹ và không cảm thấy lo lắng vì những triệu chứng vốn dĩ bình thường. Các mẹ hãy đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như: Ra máu âm đạo bất thường, đau bụng dữ dội, chuột rút, đánh trống ngực, sưng khớp, chuyển động thai nhi giảm,…

Xem thêm:

>> Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục!

>> 6 điều cần lưu ý khi chọn nhạc cho bà bầu và thai nhi!

>> Khó thở khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết để có thai kỳ khỏe mạnh!

  1. 12. Lưu ý khi sử dụng thuốc:

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu cần tuyệt đối lưu ý khi sử dụng thuốc, kể cả các loại thuốc được kê đơn và không kê đơn cũng không thể đảm bảo chắc chắn là có an toàn cho em bé hay không. Do đó, để đảm bảo an toàn nhất, các mẹ cần:

+ Hỏi ý kiến bác sỹ về các loại thuốc sử dụng có an toàn không, bao gồm cả thuốc theo đơn lẫn không theo đơn.

+ Trình bày với bác sỹ về các loại thuốc mà mẹ đang dùng.

+ Nếu mẹ đang mắc bệnh lý nào đó hoặc có các triệu chứng bất thường nào khiến các mẹ cảm thấy khó chịu khi mang thai thì các mẹ cũng nên gặp bác sỹ. Khi đó bác sỹ sẽ đưa ra cách giúp mẹ bầu cảm thấy tốt hơn mà không cần dùng đến thuốc.

  1. 13. Đề phòng những biến chứng trong thai kỳ

Trong suốt thời kì mang thai không phải mẹ bầu nào cũng gặp suôn sẻ, vi vậy chuẩn bị trước những kiến thức cơ bản giúp mẹ bầu biết cách ứng phó trước những biến chứng không mong đợi khi mang thai.

+ Nhau thai bám thấp: Đây là hiện tượng hiếm gặp ở các mẹ bầu. Để tránh trường hợp ra máu quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và xác định xem bạn có nên sinh mổ để đảm bảo an toàn hơn không.

+ Tiểu đường thai kỳ: Đây là biến chứng thường gặp ở các mẹ bầu nhất và thường tự động hết khi kết thúc quá trình mang thai. Mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tránh đồ ăn quá nhiều đường hoặc những món ngọt.

+ Theo số liệu thống kê cho thấy có 10% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi tiền sản giật trong thai kỳ của mình, đặc biệt là những thai phụ có tiền sử cao huyết áp có nguy cơ bị tiền sản giật rất cao. Trong các trường hợp này bác sỹ thường khuyên các sản phụ nên sinh mổ.

+ Thiếu ối: Có khoảng 4% các mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu ối. Khi gặp phải trường hợp này các mẹ cần phải theo dõi cẩn thận để đảm bảo bé yêu của mình luôn phát triển một cách bình thường nhé.

Mang thai là cả một hành trình dài, do đó các mẹ bầu hãy tự chăm sóc bản thân thật tốt nhé. Hãy lắng nghe cơ thể mình và hãy tránh xa những việc làm không tốt cho bản thân và thai nhi nhé.

Hy vọng với những kiến thức chăm sóc bà bầu sẽ giúp ích được cho các mẹ bầu trong việc chăm sóc sức khỏe để từ đó có một thai kì khỏe mạnh, giúp con yêu phát triển tốt nhất nhé. Để được tư vấn cụ thể hơn về kiến thức chăm sóc bà bầu từ các chuyên gia y tế, bạn hãy chat Tại đây hoặc gọi điện đến số điện thoại đường dây nóng- Zalo: 03.56.56.52.52 để được hỗ trợ nhé.

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

lazy-loaded

Bài viết liên quan

9+ Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu!

9+ Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu!

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất trong thai kỳ mà mẹ bầu cần phải hết sức lưu để có một...

[Tổng hợp] Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

[Tổng hợp] Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khoảng thời gian “vượt cạn thành công” là lúc cơ thể người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt, nhất là chế độ dinh...

[Mẹo] Chuẩn bị đồ đi sinh – giỏ đồ đi sinh không thiếu!

[Mẹo] Chuẩn bị đồ đi sinh – giỏ đồ đi sinh không thiếu!

Bắt đầu lên kế hoạch và chuẩn bị đồ đi sinh vào khoảng tháng thứ 7 – 8 của thai kỳ là việc làm rất...

© bản quyển thuộc phòng khám đa khoa 52 nguyễn trãi