Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi được sự cấp phép của Sở Y tế
8:00 - 20:00

Tất cả các ngày trong tuần

HOTLINE

03.56.56.52.52
Home Cẩm nang sức khỏe Cẩm nang mẹ và bé Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục!

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục!

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là nỗi ám ảnh của rất nhiều bà bầu. Hiện tượng này khiến mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, lo lắng liệu nó có ảnh hưởng tới con yêu hay không. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Nguyên nhân khiến mẹ bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang đang công tác tại phòng khám Phụ khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội cho biết, nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bị đầy bụng trong 3 tháng đầu mang thai là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không hợp lý.

Thời gian đầu mang thai, mẹ sẽ bắt đầu có chế độ dinh dưỡng đặt biệt cùng mức ăn nhiều hơn. Do đó, nguy cơ mắc chứng đầu bụng và khó tiêu là điều rất dễ xảy ra.

Hơn nữa, khoảng thời gian này, mẹ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén. Trong trường hợp ốm nghén thèm ăn những món ăn như: đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,…chính là thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng đầy bụng ở mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu còn do nồng độ hormone nội tiết tăng cao. Chính điều này đã tác động khiến cho vùng cơ co thắt mạnh mẽ giữa dạ dày và thực quản giãn ra, từ đó làm mẹ bị ợ hơi và đầy bụng.

Xem thêm: 

Những triệu chứng mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Khi bị ợ hơi, đầy bụng và khó tiêu, bà bầu thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Tức phần bụng như có vật gì đó bị mắt ở phía trên, bụng luôn trong tình trạng như chứa nhiều nước, ợ chua, ợ khan,…
  • Cảm giác vừa ăn đã no, chán hay, ăn không ngon, bỏ bữa do dịch tiêu hóa không được tiết ra khiến cơ thể luôn có cảm giác chán và ngán đồ ăn. Trong trường hợp cố ăn và nuốt chị em sẽ thấy thức ăn bị nghẹ lại ở vùng cổ, buồn nôn.
  • Một số trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy và táo bón.

Bà bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Đầy bụng trong 3 tháng đầu mang thai là hiện tượng rất nhiều mẹ bầu. Tuy tình trạng này khiến mẹ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhưng nó không hề ảnh hưởng tới thai nhi.

Hơn nữa, hiện tượng này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian nhất định, nếu như mẹ biết cách khắc phục tình tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất.

Nhưng, nếu như tình trạng này diễn ra trong thời gian dài không được can thiệp, khắc phục kịp thời có thể khiến mẹ không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn, thậm chí chán ăn. Việc thiếu hụt lượng lớn dưỡng chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.

Vì thế, để đảm sức khỏe cho bản thân cũng như con yêu, mẹ bầu cần có biện pháp khắc phục tình trạng này ngay trong 3 tháng đầu mang thai.

Cách khắc phục tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Để khắc phục tình trạng này nhanh chóng, mẹ bầu nên thay đổi từ chế độ ăn uống cho tới thói quen sinh hoạt. Sau đây là một số cách khắc phục chứng đầy hơi khi mang thai.

  • Ngủ đúng tư thế

Khi nằm ngủ mẹ bầu nên kê cao gối, tạo một chút độ dốc ở dưới lưng bằng cách kê thêm gối. Điều này sẽ giúp mẹ giảm bớt sự khó chịu mà chứng đầy bụng gây ra.

  • Nói không với thuốc lá

Mẹ không hút thuốc nhưng chỉ cần ngửi khói của thuốc cũng khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Khói thuốc gây ra tình trạng đảo lộn dịch dạ dầy và từ đó khiến cảm giác đầy bụng càng trở nên khó chịu, nghiêm trọng hơn.

  • Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn 3 bữa chính như thường lệ, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn khoảng 5 – 6 bữa để giảm tối đa chứng đầy hơi khó chịu trong thai kỳ.

Khi ăn, mẹ cố gắng nhai thật kỹ và từ từ, hạn chế tối đa tình trạng vừa ăn vừa uống và nên uống trước hay sau khi ăn.

  • Vận động nhẹ nhàng

Mẹ bầu nên tránh trường hợp nằm ngay sau khi ăn, thay vào đó hãy vận động thật nhẹ nhàng, đặc biệt là nên đi bộ sau khi ăn 1 tiếng nhằm kích thích hệ tiêu hóa.

mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Một số thực phẩm nên và không nên ăn để tránh bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên tránh những loại thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm hay hoa quả quá chua, cay là thủ phạm hàng đầu khiến chức năng hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng trướng bụng, ợ hơi.
  • Đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ làm cho quá trình tiêu hóa của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn.
  • Các đồ uống có ga, chất kích thích,…dẫn tới tình trạng chướng bụng và đầy hơi. Ngoài ra, chúng cũng không tốt đối với sức khỏe của mẹ bầu vì thế mẹ cần hạn chế tối đa.
  • Cá, thịt hun khói và một số loại thức ăn lên men như: cà muối, dưa chua, hành muối,…cũng sẽ làm gia tăng nồng độ axit trong dạ dày, từ đó khiế tình trạng đầy bụng khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

Thay vào đó, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, có công dụng kích thích tiêu hóa, chẳng hạn như:

  • Các loại trái cây như: chuối, đu đủ chín, lê,….có khả năng cung cấp chất xơ mang lại rất nhiều lợi ích cho tiêu hóa cũng như nhuận tràng.
  • Mẹ có thể sử dụng nghệ tươi, bột nghệ khô nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa, kháng khuẩn và ngăn ngừa chứng đầy bụng.
  • Lá tía tô cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp mẹ giảm chứng đầy hơi, ợ chua hiệu quả.

Như vậy, những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu và cách khắc phục tại nhà hiệu quả nhất. Mọi vấn đề cần chuyên gia giải đáp, mẹ hãy trao đổi trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang

Phòng khám phụ khoa Hà Nội 52 Nguyễn Trãi

Website: phukhoanguyentrai.com

Hotline: 03.5656.5252

Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

lazy-loaded

Bài viết liên quan

9+ Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu!

9+ Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu!

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất trong thai kỳ mà mẹ bầu cần phải hết sức lưu để có một...

[Tổng hợp] Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

[Tổng hợp] Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khoảng thời gian “vượt cạn thành công” là lúc cơ thể người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt, nhất là chế độ dinh...

[Mẹo] Chuẩn bị đồ đi sinh – giỏ đồ đi sinh không thiếu!

[Mẹo] Chuẩn bị đồ đi sinh – giỏ đồ đi sinh không thiếu!

Bắt đầu lên kế hoạch và chuẩn bị đồ đi sinh vào khoảng tháng thứ 7 – 8 của thai kỳ là việc làm rất...

© bản quyển thuộc phòng khám đa khoa 52 nguyễn trãi