Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi được sự cấp phép của Sở Y tế
8:00 - 20:00

Tất cả các ngày trong tuần

HOTLINE

03.56.56.52.52
Home Cẩm nang sức khỏe Cẩm nang mẹ và bé Khó thở khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết để có thai kỳ khỏe mạnh!

Khó thở khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết để có thai kỳ khỏe mạnh!

Rất nhiều chị em gặp phải vấn đề khó thở khi mang thai, điều này không những gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe mẹ bầu. Vậy, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng khó thở khi mang thai, cách khắc phục hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp chị em giải đáp những vấn đề trên, cùng tham khảo nhé!

Khó thở khi mang thai

Nguyên nhân thường gặp gây khó thở khi mang thai.

Khó thở là tình trạng phổ biến của thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề khó thở khi mang thai, nhưng “thủ phạm” điển hình nhất là sự thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai.

Một số chị em có thể cảm nhận được sự thay đổi này trong hơi thở dường như ngay lập tức, nhưng cũng có người chỉ có thể cảm nhận sự khác biệt ở trong 3 tháng giữa mang thai và 3 tháng cuối mang thai.

Mỗi một giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ có những sự thay đổi nhất định. Dưới đây là sự những nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở khi mang thai qua từng giai đoạn của thai kỳ.

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai trong 3 tháng đầu mang thai?

Giai đoạn đầu mang thai, thai nhi chưa đủ lớn để khiến mẹ bị khó thở hay tạo ra những vấn đề về hô hấp. Nhưng, cơ hoành, một dải mô cơ ngăn cách tim cùng phổi, bụng sẽ tăng lên 4cm trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Chuyển động của cơ hoành sẽ giúp phổi có nhiều không khí hơn. Một số mẹ bầu không nhận thấy được sự thay đổi ở trong quá trình hít thở, một số người khác quan sát thấy rằng không thể thở sâu khi mang thai.

Tương tự như sự thay đổi ở cơ hoành, mẹ bầu thường sẽ cảm thấy thở nhanh hơn bởi sự gia tăng mạnh mẽ của hormone progesterone. Hormone này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi thai.

Hơn nữa, nó cũng là hoạt chất kích thích hô hấp khiến mẹ bầu thở nhanh hơn, nhiều hơn, từ đó dẫn tới tình trạng khó thở bởi nhu cầu cần cung cấp dương khí cao.

Nguyên nhân gây khó thởi khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ?

Mang thai, phụ nữ có thể cảm thấy khó thở ở trong 3 tháng giữa thai kỳ. Đây cũng là giai đoạn mà tử cung phát triển nhiều hơn. Không những thế, một số thay đổi trong chức nang hoạt động của tim cũng có thể dẫn tới những ảnh hưởng tương tự.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, lượng máu yêu cầu tăng đáng kể, điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn cung cấp máu cho cơ thể và vận chuyển tới nhau thai. Từ đó, mẹ bầu mệt mỏi, khó thở là điều rất dễ xảy ra.

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai trong 3 cuối thai kỳ?

3 tháng cuối mang thai, việc hít thở có thể sẽ dễ dàng hay khó khăn hơn tùy vào vị trí đầu của thai nhi. Trước khi thai quay đầu và tiến gần tới xương chậu thì đầu của em bé có thể nằm ở dưới xương sườn, cơ hoành, điều này khiến mẹ có thể cảm thấy khó thở.

Theo một số nghiên cứu, tình trạng khó thở có thể xảy ra khi mẹ mang bầu ở tuần thứ 31 – 34.

Những nguyên nhân khác gây khó thở khi mang thai

Ngoài những thay đổi của cơ thể khi mang thai khiến mẹ bị khó thở thì vẫn còn những nguyên nhân khác gây ra tình trạng trên, chẳng hạn như:

  • + Hen suyễn

Mang thai có thể khiến cho tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Bất kỳ ai bị hen suyễn cùng nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị an toàn, tránh ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi.

  • + Bệnh cơ tim chu sản

Đây là một dạng suy tim có thể xảy ra trong thai kỳ hay sau khi sinh. Những triệu chứng phải kể đến như: sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh hơn.

Nhiều chị em phụ nữ dễ bị nhầm lẫn những biểu hiện này là dấu hiệu khi mang thai. Cơ tim chu sản nếu không điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu.

  • + Thuyên tắc phổi

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở khi mang thai. Thuyên tắc phổi diễn ra khi huyết khối bị tắc nghẽn, ứ động trong động mạch phổ. Ngoài khó thở, mẹ bầu có thể bị ho, đau ngực,…

  • + Giữ nước

Một số mẹ bầu gặp phải chứng phù nề trong thai kỳ. Đây là một dạng giữ nước vô cùng nghiêm trọng, thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới phổi, xoang mũi, và tăng nguy cơ khó thở ở chị em.

  • + Thiếu máu

Thường cơ thể sử dụng lượng sắt dự trữ để có thể tạo ra những tế bào hồng cầu cần thiết mà vận chuyển oxy khi khắp những nội cơ quan. Việc thiếu sắt cũng đồng nghĩa với việc cơ thể thiếu máu, từ đó cơ thể hoạt động nhiều hơn mức bình thường để tạo ra oxy, điều này sẽ khiến cho mẹ bầu bị khó thở.

Khi nào khó thở khi mang thai cần tới gặp bác sĩ ngay?

Khó thở trong thai kỳ là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, nếu mẹ có những biểu hiện sau đây, cần nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức để bác sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

  • Móng tay móng chân, môi chuyển sang màu xanh.
  • Tim đập nhanh, dồn dập hay nhịp tim tăng cao.
  • Đau ngực mỗi khi thở.
  • Thở khò khè.

Khó thở khi mang thai1

Liên quan: 

>> Chuẩn bị đồ đi sinh- giỏ đồ đi sinh không thiếu cho các mẹ!

>> 9 Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu.

Khó thở khi mang thai vào ban đêm có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, tùy vào mức độ khó thở nặng hay nhẹ của mẹ bầu mới có thể xác định mức độ ảnh hưởng. Đối với tình trạng khó thở ở mức độ nhẹ, đây chỉ là biểu hiện đơn thuần ở mẹ bầu có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, mất ngủ chứ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu khó thở vào ban đêm đi kèm với những triệu chứng khác như: ho dai dẳng, ho có đờm đặc, tim đập nhanh, đau tức ngực, da xanh xao, chân tay chuyển sang màu xanh, màu đỏ, sưng đau,…thì mẹ nên chủ động nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám sớm,

Đặc biệt, với những mẹ bầu từng có tiền sử mắc bệnh hô hấp như hen suyễn,…nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng cụ thể của mình.

Cách khắc phục khó thở khi mang thai an toàn, hiệu quả ngay tại nhà.

Khó thở khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, không thoái mái trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động thể chất bị giới hạn.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng, bởi, sau đây là một số mẹo nhỏ được chia sẻ bởi chuyên gia giúp mẹ giảm triệu chứng khó chịu, cảm thấy thoải mái hơn.

  • + Thay đổi tư thế phù hợp

Những tư thế đúng phần nào sẽ hỗ trợ tử cung di chuyển ra xa cơ hoành của người mẹ, từ đó giúp mẹ bầu dễ thở hơn rất nhiều. Để có thể làm được điều này, bạn có thể sử dụng vật dụng hỗ trợ là đai đỡ bụng bầu.

Đây là sản phẩm thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ phụ nữ mang thai vận động dễ dàng, thoải mái hơn. Không những thế, mẹ bầu nên luyện tập những bài tập thở dành riêng cho phụ nữ trong lúc sinh nở nhằm giúp hạ hô hấp một cách dễ dàng.

  • + Nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ hãy lắng nghe cơ thể của mình và nghỉ ngơi mỗi khi cần thiết nếu như cảm thấy hơi thở không bình thường. Trong giai đoạn sau của thai, mẹ bầu rất khó để thực hiện những hoạt động thể chất như trước đây.

Mẹ có thể chèn gối vào phần lưng trên mỗi khi đi ngủ để giúp tử cung nghiêng xuống và tạo không gian cho phổi nhiều hơn. Nghiêng nhẹ sang bên trái cũng góp phần giúp tử cung không đè lên trên động mạch chủ, điều này sẽ nhanh chóng giúp mẹ thở dễ dàng hơn.

  • + Vận động nhẹ nhàng

Áp dụng các bài tập như: yoga, bài tập thể dục thể thao nhịp điệu là một trong những giải pháp giúp mẹ bầu cải thiện nhịp thời, ổn định nhịp tim khá tốt. Nhưng, dù áp dụng hình thức luyện tập nào, mẹ cũng không nên thực hiện quá sức mình, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt tay vào thực hiện nhé.

  • + Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Mẹ bầu nên kiểm soát và duy trì cân nặng của mình ở mức lý tưởng trong giai đoạn mang thai bằng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh.

Mẹ nên tránh những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, chất béo, muối dư thừa, tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu sắt, tập trung bổ sung vitamin C giúp cơ thể hấp thu lượng sắt cao, tốt nhất.

Đậu phụ là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo dành cho mẹ bầu, bởi nó cung cấp hàm lượng protein cho cơ thể dồi dào mà không gây béo. Hơn nữa, rau xanh, hoa quả không những tăng khả năng làm đẹp cho da mà nó còn bổ sung nhiều vi chất rất tốt cho sức khỏe.

  • + Bổ sung nước cho cơ thể

Nước có tác dụng vô cùng quan trọng đối với cơ thể mẹ bầu, đây là nguồn cung cấp chất khoáng và là dung môi của mọi phản ứng cơ thể cũng như có thể đào thải các chất độc tố của cơ thể. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung lượng nước cần thiết để thanh lọc cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý không sử dụng đồ uống có ga, uống nước gọt và những chất kích thích khác. Các loại nước này có thể làm tăng cân nặng nhanh chóng, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • + Tránh những yếu tố gây dị ứng

Một số yếu tố có thể gây kích ứng cho đường hô hấp hay tăng nguy cơ tái phát hen suyễn như: bụi bẩn, lông chó mèo, nấm mốc,…Do đó, khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý, tránh những yếu tổ này để việc hít thở trên nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

  • + Lựa chọn trang phục thoải mái

Mẹ bầu nên chọn những trang phục rộng rãi thoải mái để mẹ bầu cảm thấy dễ thở hơn. Việc mặc quần áo quất chật, bó sát ở phần giữa ngực có thể khiến hệ hô hấp bị gián đoạn, từ đó gây ra hiện tượng khó thở.

Ngoài các biện pháp ngừa khó thở khi mang thai kể trên, thì trước khi mang thai để có thể phòng ngừa tốt cho sức khỏe thì chị em nên có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bằng cách không làm việc nặng, quá sức cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để nắm bắt thể trạng của mình.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề khó thở khi mang thai, hy vọng có thể giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc, có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, bạn hãy trao đổi trực tiếp TẠI ĐÂY.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang

Phòng khám phụ khoa Hà Nội 52 Nguyễn Trãi

Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 03.5656.5252

lazy-loaded

Bài viết liên quan

9+ Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu!

9+ Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu!

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất trong thai kỳ mà mẹ bầu cần phải hết sức lưu để có một...

[Tổng hợp] Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

[Tổng hợp] Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khoảng thời gian “vượt cạn thành công” là lúc cơ thể người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt, nhất là chế độ dinh...

[Mẹo] Chuẩn bị đồ đi sinh – giỏ đồ đi sinh không thiếu!

[Mẹo] Chuẩn bị đồ đi sinh – giỏ đồ đi sinh không thiếu!

Bắt đầu lên kế hoạch và chuẩn bị đồ đi sinh vào khoảng tháng thứ 7 – 8 của thai kỳ là việc làm rất...

© bản quyển thuộc phòng khám đa khoa 52 nguyễn trãi