Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi được sự cấp phép của Sở Y tế
8:00 - 20:00

Tất cả các ngày trong tuần

HOTLINE

03.56.56.52.52
Home Cẩm nang sức khỏe Cẩm nang mẹ và bé 9+ Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu!

9+ Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu!

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất trong thai kỳ mà mẹ bầu cần phải hết sức lưu để có một thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu mà các mẹ bầu cần lưu ý để biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và đảm bảo sự phát triển cho thai nhi.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất trong cả thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu cần nắm bắt được những điều cần biết sau đây để có cách chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh và an toàn

  • Dấu hiệu ốm nghén

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn mà hầu như mẹ bầu nào cũng trãi qua cơn ốm nghén. Có mẹ bầu nghén ngủ, lúc nào cũng chỉ muốn được ngủ nhưng cũng có mẹ bầu ốm nghén không ăn được gì, thường xuyên nôn mửa, nhạy cảm với mùi, thèm ăn những thứ mà trước đây mình chưa từng ăn…

Những cơn ốm nghén này thường diễn ra từ tuần thứ 5 của thai kỳ cho đến tuần thứ 10-12-14 của thai kỳ. Đến tuần thứ 14 thì hầu hết các mẹ bầu sẽ không còn triệu chứng ốm nghé nữa. Tuy nhiên, cũng có một số mẹ bầu ốm nghén cho đến tận lúc sinh em bé mới chấm dứt, tùy vào cơ địa của từng người.

  • Khám thai định kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần khám thai định kỳ ít nhất là 2 lần.

Lần khám đầu tiên nên thực hiện sau khi có dấu hiệu chậm kinh từ 5-7 ngày và kèm theo những dấu hiệu nghi ngờ mang thai như: căng tức ngực, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tăng dịch tiết âm đạo, đi tiểu nhiều….

Ở lần khám thai đầu tiên, các bác sỹ sẽ cho mẹ bầu biết tình trạng mình có mang thai hay không, thai đã vào tử cung hay chưa, có tim thai chưa, kích thước của túi ối. Ngoài ra, mẹ bầu còn được đo cân nặng, huyết áp, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu…

Ở lần khám thai thứ 2 diễn ra từ tuần thứ 8-12 tuần để khảo sát ban đầu về hình thái các chi, cột sống và các tạng trong cơ thể của thai nhi. Đồng thời, đo độ mờ da gáy để dự đoán dị tật bẩm sinh. Thời điểm này, mẹ bầu cũng nên sàng lọc dị tật bẩm sinh qua xét nghiệm Double test phát hiện nguy cơ hội chứng Down của thai nhi.

  • Tiêm vắc xin rất quan trọng

Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được khuyên nên tiêm loại vắc xin nào cho phù hợp với từng giai đoạn. Việc tiêm vắc xin sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con từ trong bụng mẹ.

  • Cân nặng khi mang thai

Mang thai 3 tháng đầu, thai phụ thường không có thay đổi nhiều về cân nặng. Một số mẹ bầu có thể tăng cân nhẹ hoặc sút cân vì có triệu chứng ốm nghén. Đừng lo lắng nhiều về vấn đề cân nặng trong giai đoạn này, vì hiện tại bụng bầu vẫn chưa thực sự lớn lên.

  • Chảy máu âm đạo trong thai kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý nếu có dấu hiệu chảy máu âm đạo. Nếu thấy máu chảy nhiều, kèm theo đau bụng dữ dội thì đây có thể là dấu hiệu sảy thai, dọa sảy hoặc mang thai ngoài tử cung. Mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể.

  • Nên và không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu

Chế độ ăn uống trong 3 tháng đầu thaai kỳ rất quan trọng. Do đó, mẹ bầu cũng cần phải hết sức lưu ý.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin, protein, acid folic, sắt, canxi, kẽm và các khoáng chất khác có nhiều trong thịt, trứng, cá, đậu, các loại ngũ cốc, rau xanh, hoa quả tươi…

Bên cạnh đó thì trong 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ bầu cũng cần tránh các loại đồ ăn tươi sống và không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồ ăn để lâu và đông lạnh… Không được uống rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích…

không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu

  • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và vấn đề tâm lý

Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cũng cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng và vận động mạnh. Cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi và không làm việc quá nhiều, không nên thức khuya.

Cần luyện tập thể dục thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ thư giản hay đi bơi, tập yoga.

Phải luôn suy nghĩ tích cực và giữ cho tâm trạng được vui vẻ, thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng và stress…

  • Chọn nơi sinh

Mẹ bầu cũng cần có kế hoạch tìm hiểu và lựa chọn một bệnh viện uy tín để sinh con. Tiêu chí để chọn là bệnh viện phải phù hợp với mình và gia đình.

Ngoài ra, còn có một số tiêu chí khác khi chọn nơi sinh mà mẹ bầu cũng cần lưu ý đó là trình độ chuyên môn của bác sĩ, thời gian thăm viếng, vệ sinh và khoảng cách từ nhà đến bệnh viện. Khi đã chọn được sẽ cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.

  • Tìm hiểu về cách nuôi dạy con

Nuôi dạy con như thế nào cho tốt và phù hợp không phải vấn đề đơn giản. Vì thế, hãy tìm hiểu về cách nuôi dạy con thông qua những chuyên gia và bác sỹ có chuyên môn, những người từng có kinh nghiệm hoặc thông qua sách, báo và các trang mạng để trang bị một số kiến ​​thức về cách chăm sóc bé.

Trên đây là những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần nắm được để có sự chăm sóc tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Các mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng, trong quá trình mang thai 3 tháng đầu nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: ra nhiều khí hư bất thường, chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, ngứa rát ở vùng kín… thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.

Phòng khám Phụ khoa 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội là một trong những địa chỉ theo dõi thai kỳ, siêu âm thai… uy tín trên địa bàn Hà Nội mà các mẹ bầu có thể tin tưởng và lựa chọn.

Nếu còn có thắc mắc gì về vấn đề mang thai hay các vấn đề sức khỏe sinh sản khác, hãy gọi điện thoại đến đường dây nóng: 03.56.56.52.52 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang

Phòng khám Phụ khoa 52 Nguyễn Trãi

lazy-loaded

Bài viết liên quan

[Tổng hợp] Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

[Tổng hợp] Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khoảng thời gian “vượt cạn thành công” là lúc cơ thể người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt, nhất là chế độ dinh...

[Mẹo] Chuẩn bị đồ đi sinh – giỏ đồ đi sinh không thiếu!

[Mẹo] Chuẩn bị đồ đi sinh – giỏ đồ đi sinh không thiếu!

Bắt đầu lên kế hoạch và chuẩn bị đồ đi sinh vào khoảng tháng thứ 7 – 8 của thai kỳ là việc làm rất...

Khó thở khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết để có thai kỳ khỏe mạnh!

Khó thở khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết để có thai kỳ khỏe mạnh!

Rất nhiều chị em gặp phải vấn đề khó thở khi mang thai, điều này không những gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh...

© bản quyển thuộc phòng khám đa khoa 52 nguyễn trãi