[Giải đáp] Siêu âm đầu dò là gì? siêu âm đầu dò có hại không?
Siêu âm đầu dò là một trong những kỹ thuật siêu âm vô cùng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người vẫn đang băn khoăn, lo lắng không biết siêu âm đầu dò là gì? siêu âm đầu dò có hại không, đặc biệt là đối với các mẹ bầu đang mang thai? Cùng tìm hiểu những thông tin tư vấn của các bác sỹ chuyên Sản phụ khoa của phòng khám Phụ khoa 52 Nguyễn Trãi để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này nhé.
Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là loại siêu âm vùng chậu, được các bác sỹ sử dụng để kiểm tra các cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo bằng cách: chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2 hoặc 3 inch vào ống âm đạo, từ đó sẽ cung cấp các hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong, giúp xác định những bất thường và chẩn đoán bệnh lý kịp thời (nếu có).
Còn đối với những mẹ bầu đang mang thai, siêu âm đầu dò sẽ giúp các mẹ bầu biết được sớm nhất bản thân có thai hay không, từ đó các bác sĩ sẽ xác định vị trí chính xác của thai nhi nhằm phát hiện có mang thai ngoài tử cung không? giúp ngăn ngừa hậu quả có thể xảy ra như thai ngoài tử cung gây vỡ, nhiễm trùng tại ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng…
Vào khoảng thởi điểm thai từ 6 – 8 tuần tuổi, siêu âm đầu dò còn giúp đánh giá tim thai, theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi. Ngoài ra, siêu âm đầu dò cũng để đánh giá tình trạng rụng trứng, sự phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung…
Siêu âm đầu dò có hại không?
Nhiều người đặc biệt là các mẹ bầu khi thực hiện siêu âm đầu dò luôn băn khoăn, thắc mắc rằng không biết siêu âm đầu dò hại không? và có ảnh hưởng đến thai nhi không? bởi siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm trực tiếp chạm vào âm đạo.
Giải đáp băn khoăn, thắc mắc này, theo bác sỹ Bùi Thị Minh Huệ, chuyên khoa Phụ sản I – Phòng khám phụ khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết:
Trên thực tế siêu âm đầu dò là một kỹ thuật khá an toàn, bởi trong quá trình thực hiện, bác sỹ chỉ di chuyển thiết bị quanh âm đạo chứ không chạm vào cổ tử cung và tử cung nên không gây ảnh hưởng gì, ngay cả người thực hiện là mẹ bầu.
Bên cạnh đó, việc siêu âm đầu dò cũng không gây đau đớn gì tuy nhiên có thể bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu một chút. Hãy thả lỏng cơ thể, giữ tâm lý thỏa mái, không nên quá căng thẳng sẽ khiến việc siêu âm trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, siêu âm đầu dò cũng có thể kích thích cổ tử cung, do đó nếu trường hợp thai nhi quá yếu, bác sỹ sẽ không chỉ định phương pháp siêu âm này. Tốt nhất việc thực hiện siêu âm đầu dò nên ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng, do đội ngũ y bác sỹ chuyên Sản phụ khoa trực tiếp thực hiện để tránh các rủi ro trong quá trình thực hiện.
Như vậy, có thể thấy rằng chị em phụ nữ, đặc biệt là các mẹ bầu có yên tâm rằng siêu âm đầu dò không gây hại gì.
Hơn thế nữa, với những chị em đang mang thai ở giai đoạn đầu, siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sỹ xác định được chính xác vị trí của thai nhi, giúp phát hiện sớm được tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ túi thai, vỡ ống dẫn trứng,….
Ngoài ra, một số trường hợp kể cả thai đã to bác sỹ vẫn có thể chỉ định siêu âm đầu dò khi cần kiểm tra cổ tử cung hay nghi ngờ nhau tiền đạo.
Khi nào nên siêu âm đầu dò?
Siêu âm đầu dò âm đạo có thể đánh giá chi tiết được những bất thường ở tử cung, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung,… Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây chị em cần thực hiện siêu âm đầu dò:
- Khi đau vùng xương chậu, vùng bụng dưới kéo dài.
- Khi nghi ngờ bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- Khi bị ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt không rõ nguyên nhân.
- Khi bị ra máu bất thường ở vùng kín khi mang thai
- Khi bị đau đớn trong quan hệ tình dục,
- Khi bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Khi mang thai ngoài tử cung
- Khi kiểm tra vị trí đặt tháo vòng tránh thai.
- Khi đánh giá tình hình sức khỏe sinh sản
Ngoài ra, bác sỹ có thể thực hiện siêu âm đầu dò trong thai kỳ để:
- Xác nhận có thai giai đoạn đầu.
- Theo dõi nhịp tim của thai nhi.
- Theo dõi cổ tử cung để kiểm tra những thay đổi bất thường hoặc nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Khi nào không nên siêu âm đầu dò?
Như đã nói ở trên siêu âm đầu dò là kỹ thuật sử dụng đầu dò siêu âm chuyên dụng đưa vào trong âm đạo vì vậy mà phương pháp này không được áp dụng cho trẻ em, phụ nữ chưa quan hệ tình dục hay nói cách khác là vẫn còn trinh.
Ngoài ra đối với phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh hoặc bị viêm nhiễm âm đạo cũng không được các bác sỹ áp dụng phương pháp này
Cần phải chuẩn bị gì trước khi siêu âm đầu dò?
– Cũng giống như các loại hình siêu âm khác, siêu âm đầu dò âm đạo thường không đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều. Tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ và lý do siêu âm, bàng quang của người bệnh sẽ phải căng đầy hoặc trống rỗng. Nếu cần làm đầy bàng quang, chị em sẽ được yêu cầu uống nhiều nước khoảng 30 phút hoặc 1 giờ trước khi bắt đầu tiến hành siêu âm.
– Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tốt nhất là nên mặc váy để siêu âm thuận lợi.
– Điều quan trọng là chị em phụ nữ cần đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành siêu âm đầu dò để tránh các rủi ro do khả năng thực hiện hạn chế gây ra.
Quy trình siêu âm đầu dò
Khi siêu âm đầu dò, chị em sẽ thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Khi tiến hành siêu âm đầu dò, chị em phụ nữ sẽ nằm ngửa trên bàn, khám, gập đầu gối. Tiếp theo, bác sỹ sẽ cho người bệnh kê một gối nhỏ phần mông để thuận tiện cho việc siêu âm. Riêng đối với siêu âm hậu môn, người bệnh nằm ở tư thế nghiêng trái, chân co vào người.
- Bước 2: Bác sỹ sẽ bọc bao cao su có bôi gel bôi trơn vào đầu dò siêu âm, sau đó dùng đầu dò siêu âm đưa vào âm đạo, hoặc hậu môn, tùy vào trường hợp bệnh lý. Nếu người bệnh bị dị ứng với nhựa latex thì cần phải thông báo cho các bác sĩ siêu âm trước khi tiến hành siêu âm.
- Bước 3: Thực hiện siêu âm, đưa đầu dò nhẹ nhàng xung quanh âm đạo hoặc hậu môn. Khi đó đầu dò sẽ phát sóng âm và thu lại tín hiệu. Siêu âm đầu dò âm đạo sẽ giúp các bác sỹ quan sát một cách rõ ràng các cơ quan sinh dục ở bên trong.
Toàn bộ quá trình siêu âm đầu dò tiến hành khoảng 15-20 phút và kết quả thường có ngay sau đó.
Cách đọc kết quả siêu âm đầu dò âm đạo
Thông thường sau khi có kết quả siêu âm đầu dò, bác sỹ sẽ đọc kết quả cho bạn. Tuy nhiên, để hiểu hơn về tình hình sức khỏe của bản thân, bạn có thể tham khảo cách đọc kết quả siêu âm đầu dò dưới đây nhé:
- Tử cung: Nếu trong trường hợp có kết quả siêu âm đầu dò: tử cung ngả về trước, có kích thước bình thường, niêm mạc dày 7mm và cơ tử cung đều thì cho thấy các cơ quan chức năng trong tử cung của bạn hoàn toàn bình thường và bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
- Xung quanh tử cung: Nếu kết quả cho thấy túi cùng sau không có dịch, thì xung quanh tử cung hoàn toàn bình thường.
- Phần phụ trái: Nếu kết quả cho thấy phần phụ trái không có nang, thì phần phụ trái của hoàn toàn bình thường.
- Phần phụ phải: Nếu kết quả cho thấy phần phụ phải không có nang, thì phần phụ phải của bạn hoàn toàn bình thường.
- Nội mạc: Nếu kết quả cho thấy âm vang đồng đều có nghĩa là nội mạc của bạn bình thường. Nếu trường hợp mật độ không đồng nhất, vùng đáy và mặt sau có vùng phản âm kém thì có thể bạn bị lạc nội mạc tử cung.
Xem thêm:
>> Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Siêu âm đầu dò ở đâu uy tín tại Hà Nội?
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều cơ sở y tế chuyên Sản phụ khoa thực hiện siêu âm đầu dò.
Tuy nhiên, nếu đang tìm một địa chỉ siêu âm đầu dò đảm bảo chuyên môn chất lượng, thuận tiện, chi phí hợp lý… thì các mẹ bầu có thể lựa chọn Phòng khám Phụ khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội.
Phòng khám được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín trên địa bàn Hà Nội.
Đến với Phòng khám, các mẹ bầu sẽ được thực hiện siêu âm đầu dò bằng các kỹ thuật y tế tiên tiến do đội ngũ bác sỹ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện đảm bảo kết quả chính xác, nhanh chóng và an toàn.
Ngoài ra, Phòng khám Phụ khoa 52 Nguyễn Trãi còn đảm bảo sự riêng tư cho người bệnh bằng các phòng khám riêng biệt và khép kín. Dịch vụ y tế được đánh giá chuyên nghiệp và đạt têu chuẩn chất lượng cao. Hơn nữa mọi chi phí tại đây đều rất hợp lý, được công khai minh bạch và niêm yết theo đúng quy định của Sở Y tế,
Hy vọng với những thông tin do các bác sỹ chuyên sản Phụ khoa I Bùi Thị Minh Huệ – phòng khám Phụ khoa 52 Nguyễn Trãi cung cấp về vấn đề siêu âm đầu dò là gì? siêu âm đầu dò có hại không? đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích nhất. Mọi băn khoăn, thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc chat Tại đây để được các bác sỹ chuyên khoa giải đáp miễn phí.
Bài viết liên quan
[Chia sẻ] Cách dùng que thử thai chi tiết để cho kết quả chính xác nhất
Que thử thai là dụng cụ giúp thử thai ngay tại nhà đơn giản, nhanh chóng và được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng...
[Top 10+ 2] Tác dụng của gạo lứt rang không phải ai cũng biết!
Gạo lứt rang được nhiều người sử dụng, đặc biệt là những chị em đang muốn giảm cân. Tuy nhiên, tác dụng của gạo lứt...
[CẢNH BÁO] 8 dấu hiệu ung thu vú nhận biết sớm nhất- Không nên coi thường!
Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư vú là cách duy nhất để “kéo dài tuổi thọ” ở chị em phụ nữ. Bởi đây...