Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi được sự cấp phép của Sở Y tế
8:00 - 20:00

Tất cả các ngày trong tuần

HOTLINE

03.56.56.52.52
Home Cẩm nang sức khỏe Sức khỏe giới tính [Tổng hợp 2020] Xét nghiệm Hiv bao lâu có kết quả và khi nào nên xét nghiệm Hiv?

[Tổng hợp 2020] Xét nghiệm Hiv bao lâu có kết quả và khi nào nên xét nghiệm Hiv?

Xét nghiệm Hiv bao lâu có kết quả là băn khoăn của rất nhiều người khi có nhu cầu thực hiện xét nghiệm này. Cùng lắng nghe chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để có câu trả lời nhé!

Xét nghiệm Hiv bao lâu có kết quả

Mục đích xét nghiệm Hiv để làm gì?

Mục đích chính của các xét nghiệm Hiv đó là tìm kiếm kháng thể kháng virus Hiv (nếu có). Do đó, việc thực hiện xét nghiệm đòi hỏi cơ thể cần có thời gian đủ để sản sinh ra kháng thể – đây còn được gọi là khoảng thời gian “thời kỳ cửa sổ”, thường kéo dài từ 3 – 6 tháng.

Việc biết được tình trạng nhiễm Hiv sẽ giúp bản thân bạn cũng như người thân an toàn hơn. Nếu sau khi xét nghiệm cho thấy bạn không bị nhiễm Hiv, thì bạn có thể tiếp tục thực hiện các bước phòng ngừa nhiễm Hiv.

Chẳng hạn như sử dụng bao cao su khi quan hệ. Đặc biệt, nếu bạn có nguy cơ lây nhiễm, bạn cần sử dụng thuốc để phòng ngừa Hiv.

Ngược lại, nếu bạn bị nhiễm Hiv, bạn cần có kế hoạch bảo vệ sức khỏe của mình cũng như tránh lây nhiễm bệnh cho những người thân xung quanh. Bạn sẽ cần nói chuyện với các bác sĩ chuyên khoa về phương pháp điều trị kháng virus Hiv. Từ đó giúp kéo dài thời gian sống, cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm.

Có 2 loại xét nghiệm Hiv với tác dụng và mục đích sau đây:

  • Xét nghiệm nhằm xác định kháng thể kháng Hiv

Nhằm tầm soát và chẩn đoán Hiv. Thường bác sĩ sẽ sử dụng loại xét nghiệm này nhằm tìm kiếm kháng thể kháng Hiv có trong máu. Trong đó bao gồm có test nhanh, Elisa, Western Blot…

  • Xét nghiệm nhằm xác định chính bản thân virus Hiv

Đây là xét nghiệm nhằm tìm kiếm chính bản thân virus Hiv, có thể là toàn bộ hay một phần. Xét nghiệm này hay còn có tên gọi là PCR giúp bác sĩ tìm kiếm và xác định bản thân virus HIV.

Xét nghiệm PCR thường chỉ được áp dụng trong trường hợp chẩn đoán nhiễm HIV sớm đối với trẻ sinh ra có nguy cơ lây nhiễm từ người mẹ nhiễm HIV.

Sau khi xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả ?

Với xét nghiệm test nhanh, người bệnh có thể chờ lấy kết quả ngay trong sau vào tiếng thăm khám hoặc luôn trong ngày đi khám nếu bệnh nhân xét nghiệm tại bệnh viện.

Với các xét nghiệm chuyên sâu, tiên tiến hơn, Tùy từng phương pháp thực hiện mà bác sĩ sẽ hẹn người bệnh thời gian lấy kết quả cụ thể. Về tiêu chuẩn xét nghiệm Hiv âm tính sẽ đòi hỏi người bệnh phải thỏa mãn một trong hai trường hợp dưới đây.

  • Xét nghiệm âm tính trong 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau ít nhất 3 tháng, không có hành vi hay bất kỳ nguy cơ phát sinh nào.
  • Xét nghiệm âm tính 1 lần, lần xét nghiệm cách lần có hành vi nguy cơ ít nhất là 3 tháng.

Vậy tùy từng hình thức và yêu cầu mà thời gian xét nghiệm hiv có kết quả khác nhau. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi xét nghiệm hiv bao lâu có kết quả.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, do tính chất phát triển âm thầm của loại virus này, các chuyên gia y tế đầu ngành khuyến cáo, người bệnh nên tiến hành xét nghiệm hiv càng sớm càng tốt, chứ không nên chủ quan đợi đủ thời gian cửa sổ mới đi xét nghiệm.

Xét nghiệm hiv

Thời gian chính xác để tiến hành thực hiện xét nghiệm Hiv

Các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, ngay khi có hành vi nguy cơ nhiễm virus Hiv, hay thậm chí là mới phát sinh hành vi nguy cơ 1 tuần trước chẳng hạn, bẹn cần đi tiến hành xét nghiệm kiểm tra ngay.

Đây không chỉ là cơ hội để bạn được các bác sĩ cung cấp thêm thông tin về cách phòng tránh bệnh, vừa là cơ hội để bạn theo dõi sức khỏe bản thân cũng như nhắc nhở cho những lần xét nghiệm sau đó. Đồng thời phát hiện sớm virus Hiv.

Sau khi tham vấn Hiv, bạn có thể hiểu đúng, rõ hơn về các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, từ đó tầm soát bệnh, phát hiện sớm các căn bệnh nguy hiểm này.

Vậy, khi nào nên tiến hành xét nghiệm Hiv?

Các chuyên gia y tế đầu ngành cho biết, bạn nên thực hiện xét nghiệm Hiv vào các khoảng thời gian như:

  • Lần 1: Sau 3 tháng kể từ khi xuất hiện hành vi có nguy cơ lây nhiễm virus Hiv, chẳng hạn như quan tình dục không an toàn với gái mại dâm, gái lạ,…
  • Lần 2: Tính từ lần đầu tiên, sau 3 tháng tiếp theo sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm lần 2.
  • Trường hợp đặc biệt: Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm Hiv, thì có thể xét nghiệm xác định chính xác virus Hiv khi bé đã đủ 18 tháng tuổi (1 năm rưỡi).

Thời gian để kết quả xét nghiệm chính xác nhất đó là vào khoảng 3 – 6 tháng. Bởi, lúc này cơ thể của người bệnh mới bắt đầu sản sinh ra những kháng thể nhằm chống lại virus Hiv.

Và thực chất đa phần các xét nghiệm không tìm ra virus Hiv mà tìm kiếm những kháng thể chống virus Hiv.

Tuy nhiên, khi tiến hành thực hiện xét nghiệm, có rất nhiều trường hợp cơ thể đã bị nhiễm virus Hiv nhưng cơ thể vẫn chưa sản sinh ra kháng thể, hay lượng kháng thể sản sinh ra quá nhỏ. Vì thế, xét nghiệm không thể xác định được mầm bệnh hay cho là không có bệnh.

Thông trường, bệnh sẽ có thời kỳ cửa sổ khoảng từ 3 – 4 tháng. Nhưng một số trường hợp, thời gian này có thể kéo dài nhiều hơn, tuy nhiên không quá 6 tháng. Hầu hết, sau 12 tuần những xét nghiệm tìm kháng thể kháng hiv cho kết quả âm tính, thì bạn có thể yên tâm bởi mình không có nguy cơ mắc virus Hiv.

Những xét nghiệm Hiv cần thiết và thời gian thực hiện xét nghiệm.

Hiện nay, những xét nghiệm Hiv được thực hiện phổ biến và thời gian thích hợp để thực hiện đó là:

  • Sau khoảng 33 tuần có hành vi phát sinh nguy cơ lây nhiễm virus Hiv (có nghĩa là khoảng 22 ngày). Bạn cần thực hiện xét nghiệm máu Hiv Ag/ab combo. Xét nghiệm này giúp bạn phát hiện ra kháng nguyên cùng kháng thể tương đối chính xác.
  • Trong 3 tháng, kể từ khi có hành vi phát sinh nguy cơ lây nhiễm virus Hiv, bạn cần tiến hành thực hiện xét nghiệm HIV/Anti HIV. Xét nghiệm này giúp bạn phát hiện ra những kháng thể virus Hiv chính xác một cách tuyệt đối. Xét nghiệm này thực hiện sau khi đã thực hiện xét nghiệm máu Hiv Ag/ab combo.

Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính thì bạn không có khả năng lây nhiễm cao. Tỷ lệ sai lệch của xét nghiệm này rất thấp, chỉ khoảng 1/10000 ca xét nghiệm. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

  • Sau 24 tuần (tức 6 tháng), kể từ khi có hành vi phát sinh nguy cơ lây nhiễm virus Hiv. Bạn cần thực hiện thêm xét nghiệm hiv lần cuối nhằm xác định chính xác khả năng vị lây nhiễm virus Hiv.

Những kết quả xét nghiệm Hiv thường gặp nhất.

Sau khi thực hiện xét nghiệm Hiv, bạn có thể gặp phải một trong những kết quả dưới đây:

  • Kết quả âm tính

Nếu sau khi xét nghiệm, kết quả âm tính thì có thể thấy trong máu của bạn không chứa kháng thể chống virus Hiv. Tuy nhiên, điều này cũng xảy ra 2 khả năng, 1 đó là bạn không bị nhiễm virus Hiv. 2 đó là bạn đang trong thời kỳ cửa sổ, vì thế chưa thể phát hiện ra kháng thể kháng chống virus Hiv.

Vì thếm bạn cần thực hiện thêm xét nghiệm sau 3 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm.

  • Kết quả dương tính

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì chứng tỏ, trong máu bạn chứa kháng thể kháng chống virus Hiv và bạn đã bị nhiễm Hiv. Lúc này bạn cần trao đổi với bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Kết quả không xác định

Kết quả xét nghiệm này rất ít khi gặp,nó thường xảy ra khi bạn ở trong thời kỳ cửa sổ hay bạn sử dụng thuốc điều trị bất kỳ bệnh lý nào đó trong khoảng thời gian này. Vì thế, kết quả xét nghiệm không rõ ràng, bạn cần tiến hành xét nghiệm lại.

Vậy nên, tiêu chuẩn xác định âm tính với virus Hiv cần đòi hỏi thỏa mãn một trong hai trường hợp dưới đây:

  • Xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp và mỗi lần cách nhau ít nhất là 3 tháng. Người bệnh không có bất kỳ hành vi nguy cơ nào phát sinh.
  • Xét nghiệm âm tính 1 lần và cách lần có hành vi nguy cơ lây nhiễm gần đây nhất ít nhất là 3 tháng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý do tính chất phát triển âm thầm của loại virus nguy hiểm này, ngành y tế luôn cảnh báo bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm hiv càng sớm càng tốt. Không nên chần chừ, không chờ đủ thời kỳ cửa sổ mới xét nghiệm.

Chi phí xét nghiệm Hiv hết khoảng bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm Hiv là hình thức nhằm khẳng định tình trạng một người hay một mẫu vật bệnh phẩm nào đó có bị nhiễm Hiv hay không. Mỗi loại xét nghiệm được thực hiện tùy theo tính chất, độ phức tạp cũng như trang thiết bị y tế xét nghiệm,…mà chi phí xét nghiệm sẽ khác nhau.

Bạn có thể hiểu rằng, việc xét nghiệm Hiv bằng trang thiết bị tân tiến, hiện đại sẽ có chi phí cao hơn so với trang thiết bị truyền thống. Tuy nhiên, việc xét nghiệm bằng thiết bị y tế hại đại sẽ cho kết quả chính xác cao nhất, bạn có thể lấy kết quả ngay mà không phải chờ đợi lâu.

Ngoài ra, bạn xét nghiệm hiv bằng 1 phương pháp xét nghiệm sẽ có chi phí thấp hơn so với việc bạn thực hiện xét nghiệm bằng cả 3 phương pháp test nhanh, combo,…

Hơn nữa, chi phí xét nghiệm hiv còn tùy thuộc vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Nếu bạn xét nghiệm tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất khang trang vô trùng thì chi phí sẽ cao hơn so với cơ sở y tế kém chất lượng, bác sĩ tay nghề non nớt.

Như vậy, chi phí xét nghiệm Hiv phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các phương pháp xét nghiệm trực tiếp thì giá thành sẽ cao hơn, bởi đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn nhiều thời gian chạy mẫu cũng như trang thiết bị đắt tiền.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có thể trả lời xét nghiệm Hiv bao lâu có kết quả. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần các chuyên gia y tế đầu ngành tư vấn, giải đáp. Bạn hãy gửi câu hỏi về thư mục tư vấn trực tuyến ngay TẠI ĐÂY, hoặc gọi ngay tới Hotline- Zalo: 03.56.56.52.52 

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

lazy-loaded

Bài viết liên quan

Phụ nữ xuất gì khi lên đỉnh? Bật mý dấu 5 dấu hiệu phụ nữ lên đỉnh chi tiết!

Phụ nữ xuất gì khi lên đỉnh? Bật mý dấu 5 dấu hiệu phụ nữ lên đỉnh chi tiết!

Rất nhiều người thắc mắc, nam giới xuất tinh khi lên đỉnh, vậy phụ nữ xuất gì khi lên đỉnh. Để biết câu trả lời,...

Thuật ngữ LGBT là gì? Lá cờ 7 màu của cộng đồng LGBT có ý nghĩa gì?

Thuật ngữ LGBT là gì? Lá cờ 7 màu của cộng đồng LGBT có ý nghĩa gì?

Khi xã hội ngày càng phát triển, con người đã và đang có cái nhìn tích cực hơn với cộng đồng LGBT (những người thuộc...

[Các tư thế] Cách quan hệ lần đầu lên đỉnh không đau!

[Các tư thế] Cách quan hệ lần đầu lên đỉnh không đau!

“Lần đầu làm chuyện ấy” chắc hẳn ai cũng muốn được tận hưởng một cảm giác trọn vẹn. Tuy nhiên, phải làm sao để tránh...

© bản quyển thuộc phòng khám đa khoa 52 nguyễn trãi