Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi được sự cấp phép của Sở Y tế
8:00 - 20:00

Tất cả các ngày trong tuần

HOTLINE

03.56.56.52.52
Home Cẩm nang sức khỏe Cẩm nang mẹ và bé Hậu sản là gì? – 5 bệnh hậu sản thường gặp ở phụ sản sau sinh.

Hậu sản là gì? – 5 bệnh hậu sản thường gặp ở phụ sản sau sinh.

Hậu sản là thời kì mà bất kì phụ nữ sau sinh nào cũng trải qua. Nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ mắc một số bệnh lý gọi là bệnh hậu sản – những bệnh lý này kéo dài sẽ gây rất nhiều phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, đời sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí cả sức khỏe sinh sản sau này của sản phụ. Vậy hậu sản là gì? Các bệnh sản hậu thường gặp nhất là bệnh nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh ra sao? Chị em hãy cùng tìm hiểu những thông tin được cung cấp trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Hậu sản là gì?

Hâu sản được hiểu là khoảng thời gian 3 tháng đầu sau khi sinh ở phụ nữ. Theo y học thì thời gian này là khoảng 6 tuần kể từ ngày sinh.

Như vậy bất cứ chị em phụ nữ sau sinh nào cũng bước vào thời kì hậu sản. Trong khoảng thời gian này cơ thể còn rất yếu do quá trình mang thai và sinh nở. Nếu không được chăm sóc cẩn thận thì cơ thể rất dễ mắc phải các bệnh hậu sản.

Hậu sản là gì

Nguyên nhân gây bệnh hậu sản?

Theo bác sỹ Phạm Thị Minh Trang, chuyên khoa Phụ sản I – phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh. Cụ thể như:

  • Sau khi sinh, sản phụ thường mệt mỏi, không hấp thụ chất dinh dưỡng khiến cơ thể bị kiệt sức, suy nhược.
  • Không đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau sinh, cộng với việc sản dịch ra nhiều, không thay băng vệ sinh thường xuyên, gần gũi chồng quá sớm… cũng khiến chị em dễ bị mắc các bệnh hậu sản.
  • Không được chăm sóc sức khỏe trước khi sinh tốt như thể lực kém, thiếu chất,…
  • Khi sinh, nhiều chị em bị rạch tầng sinh môn và nếu không chăm sóc vết thương cẩn thận sẽ rất dễ bị mắc các bệnh hậu sản.
  • Nếu chị em bị viêm nhiễm, nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục trước khi sinh và không được điều trị dứt điểm khiến cho viêm nhiễm phát triển sau sinh cũng dễ bị mắc bệnh hậu sản.

Xem thêm:

5 Bệnh thường gặp trong thời kỳ hậu sản

  1. 1 Băng huyết sau sinh: Đây là một trong những bệnh hậu sản hay gặp nhất (nguy cơ cao nhất trong 24h) và nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong cho sản phụ.

Biểu hiện cụ thể của băng huyết chính là cháy máu nhiều ngay sau khi đẻ, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, chân tay lạnh, đổ mồ hôi,.. Khi xuất hiện những biểu hiện này cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ dẫn đến tử vong.

  1. 2 Nhiễm khuẩn hậu sản: Nhiễm khuẩn hậu sản là tình trạng nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục nữ (âm đạo, cổ tử cung, tử cung…) mà khá nhiều sản phụ gặp phải sau khi sinh.

Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản các mẹ sẽ gặp các dấu hiệu điển hình như: đau ở vùng hạ vị và sốt nhẹ hoặc sản dịch có mùi hôi; âm đạo sưng tấy mưng mủ. Nhiều trường hợp còn kèm theo cả hạ huyết áp, choáng váng. Nhiễm khuẩn hậu sản có một số dạng nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm niêm mạc tử cung,… có thể phải cắt bỏ tử cung.

  1. 3 Sản giật sau sinh: Đây là bệnh hậu sản sau sinh khá nguy hiểm với thai phụ, thường xảy ra ở những ngày đầu sau khi sinh.

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, co giật, ù tai, phù nề,.. thì các mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt tránh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

  1. 4 Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là bệnh lý xuất hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường tiểu, qua niệu đạo và gây nhiễm trùng. Thậm chí trong một vài trường hợp, tác nhân có thể di chuyển tới thận và gây viêm thận.
  2. 5 Bế sản dịch sau sinh: Đây là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung, nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.

Để phòng tránh bế sản dịch sau sinh, phụ nữ sau sinh cần kiểm tra lại cổ tử cung xem có những dấu hiệu bất thường nào hay không.

Các triệu chứng của bệnh hậu sản nếu kéo dài gây phiền toái, khó chịu, lo lắng và mệt mỏi gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của sản phụ.

Bên cạnh đó các bệnh lý này nếu không được tiến hành can thiệp, điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản về sau của chị em, thậm chí có thể gây vô sinh – hiếm muộn. Nguy hiểm hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng

Chính vì vậy, chị em phụ nữ sau sinh nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hậu sản thì cần nhanh chóng đến ngay các địa chỉ y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.

bệnh hậu sản

Cách phòng bệnh hậu sản hiệu quả

Chị em phụ nữ sau khi sinh có thể phòng tránh các bệnh phụ sản bằng cách

  • Chị em phụ nữ sau sinh cần được chăm sóc đặc biệt, nghỉ ngơi hoàn toàn, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng, mau chóng hồi phục sức khỏe.
  • Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi sinh để tránh viêm nhiễm vùng kín.
  • Không nên tắm lạnh, tốt nhất nên lau mình bằng nước ấm hoặc tắm bằng cách dội nước ấm thật nhanh.
  • Không quan hệ tình dục trong thời kỳ hậu sản để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ.

Không chỉ cung cấp thông tin về hậu sản là gì, bài viết còn cung cấp đầy đủ các thông tin về các bệnh hậu sản thường gặp sau sinh hy vọng đã giúp chị em nắm rõ từ đó có biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như kịp thời nhận biết và có phương pháp điều trị sớm khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng hậu sản.

Để được tư vấn và giải đáp cụ thể, chị em có thể liên hệ số điện thoại: 03.56.56.52.52 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

lazy-loaded

Bài viết liên quan

9+ Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu!

9+ Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu!

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất trong thai kỳ mà mẹ bầu cần phải hết sức lưu để có một...

[Tổng hợp] Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

[Tổng hợp] Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khoảng thời gian “vượt cạn thành công” là lúc cơ thể người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt, nhất là chế độ dinh...

[Mẹo] Chuẩn bị đồ đi sinh – giỏ đồ đi sinh không thiếu!

[Mẹo] Chuẩn bị đồ đi sinh – giỏ đồ đi sinh không thiếu!

Bắt đầu lên kế hoạch và chuẩn bị đồ đi sinh vào khoảng tháng thứ 7 – 8 của thai kỳ là việc làm rất...

© bản quyển thuộc phòng khám đa khoa 52 nguyễn trãi